Màn hình AMOLED
Màn hình AMOLED là tên viết tắt của Active Matrix Organic Light Emitting Diode. Tên này được dịch có nghĩa là công nghệ màn hình phát quang hữu cơ ma trận động.
Màn hình AMOLED được hãng Samsung sáng tạo và sản xuất, phát triển. Màn hình được cấu thành từ những điểm ảnh sắp xếp theo cấu trúc ma trận Pentile. Các điểm ảnh sẽ được điều khiển bởi dòng điện nên cho phép tự phát sáng. Từ đó, khi màn hình hoạt động vẫn sẽ tiết kiệm tối đa dung lượng pin.
Mỗi điểm ảnh của màn hình AMOLED có thể hiển thị màu xanh lá. Ngoài ra có thể hiển thị một trong hai màu đỏ hoặc xanh dương. Thứ tự sắp xếp của từng điểm ảnh là Đỏ – xanh lá – xanh dương – xanh lá.
Còn thứ tự chuẩn của màn hình LCD là Đỏ – xanh dương – xanh lá. Vậy nên, màn hình AMOLED thường được nhận định là bị ám màu xanh nhiều. Việc này cũng một phần do cách sắp xếp các ma trận điểm ảnh.
Màn hình IPS Quantum
Màn hình IPS Quantum còn được gọi là màn hình IPS lượng tử với nhiều ưu điểm khác nhau. Từ đó giúp tái tạo màu chuẩn xác và sáng hơn so với màn hình IPS. Ngoài ra, màn hình này còn giúp tiết kiệm pin và điện năng tiêu thụ hiệu quả.
Màn hình IPS Quantum còn nổi bật với khả năng hiển thị sắc màu nhìn tốt. Điều này giúp người dùng dễ dàng sử dụng điện thoại hơn. Đặc biệt, công nghệ màn hình IPS lượng tử thường được sử dụng cho các thiết bị LG.
Màn hình LED-backlit IPS LCD
Màn hình LED-backlit IPS LCD chính là loại màn hình kết hợp giữa nhiều loại màn hình khác nhau. Màn hình này gồm màn hình tinh thể lỏng LCD, công nghệ điểm ảnh LED-backlit và tấm nền IPS. Cụ thể như sau:
- LCD là màn hình tinh thể lỏng thường dùng đèn nền tạo ánh sáng và không tự phát sáng được.
- LED-backlit là công nghệ cho phép những điểm ảnh hiển thị màu sắc và hình ảnh lên màn hình LCD.
- IPS là loại tấm nền có các lớp tinh thể lỏng được xếp theo hàng ngang. Từ đó giúp màn hình hiển thị hình ảnh với gam màu rộng hơn.
Màn hình kết hợp với ba công nghệ này sẽ nén nhiều điểm ảnh hơn. Điều này tạo ra mật đổ điểm ảnh dày hơn trên tấm nền IPS. Màn hình LED-backlit IPS LCD cho màn hình có góc nhìn lớn hơn so với tấm nền IPS. Màn hình này được Apple sử dụng trên nhiều dòng IPhone như iPhone 6, 6s, 6 Plus.
Ngoài ra còn có các model iPad cũ như iPad mini 1, 2 và 3. Hiện nay, màn hình LED-backlit IPS LCD vẫn được sử dụng trên một số dòng laptop. Còn các điện thoại thế hệ sau này không còn sử dụng loại màn hình này.
Màn hình ClearBlack
Màn hình ClearBlack là loại màn hình được Nokia nghiên cứu. Màn hình này được ứng dụng trên nhiều sản phẩm như Lumia 900, Lumia 800 hay E7. Mục tiêu của màn hình này giúp hỗ trợ màn hình lớn thêm khả năng chống chói. Ngoài ra, màn hình còn gồm nhiều lớp phân cực giảm thiểu. Màn hình còn chống tối đa sự phản chiếu gặp ánh sáng quá mạnh.
Màn hình IPS LCD
Màn hình IPS LCD hay màn hình IPS là tên viết tắt của In Plane Switching. Đây là một trong những công nghệ màn hình chủ đạo của LCD. Công nghệ màn hình này được phát triển từ năm 1996 do hãng Hitachi. Mục đích ra đời của IPS LCD giúp khắc phục những hạn chế của công nghệ màn hình truyền thống.
Màn hình này sở hữu những đặc điểm góc nhìn và dải màu hẹp. Bên cạnh đó, công nghệ này còn sở hữu rất nhiều đặc điểm đặc trưng của màn hình LCD.
Màn hình Super LCD (S-LCD)
Màn hình Super LCD (S-LCD) chính là bản nâng cấp của TFT-LCD. Phiên bản này để đối đầu với màn hình AMOLED. Màn hình này sở hữu màu sắc vô cùng sinh động và độ tương phản cũng tốt hơn. Ngoài ra, màn hình hiển thị dưới điều kiện ngoài trời cũng dễ nhìn hơn.
Màn hình Super LCD (S-LCD) giữ nguyên những tính năng như trên màn hình AMOLED. Tuy nhiên được bổ sung thêm nhiều tính năng khác như giúp quản lý thời lượng pin tốt hơn.
Màn hình TFT-LCD
Màn hình TFT-LCD là tên viết tắt của từ Thin Film Transistor và Liquid Crystal Display. Màn hình không trực tiếp tạo ra ánh sáng mà sử dụng bóng bán dẫn dạng phim mỏng cùng đèn nền để phát sáng trên các điểm ảnh. Bên cạnh đó, màn hình TFT-LCD từ năm 2005 đã bắt đầu sử dụng lên các dòng điện thoại.
Màn hình này có khả năng tái tạo màu cực tốt, sản xuất màn hình có độ phân giải cao. Ngoài ra, màn hình TFT-LCD còn được bán trên trên thị trường với giá thành thấp.
Màn hình LCD
Màn hình LCD là tên viết tắt của Liquid Crystal Display. Màn hình này được cấu tạo bởi các tế bào điểm ảnh chứa tinh thể lỏng. Tinh thể này có khả năng thay đổi tính phân cực của ánh sáng. Ngoài ra còn thay đổi cường độ ánh sáng truyền qua kết hợp với các loại kính lọc phân cực. Có thể nói, màn hình LCD chính là công nghệ sử dụng đèn để tạo ánh sáng. Màn hình này không thể tự phát sáng được.
Màn hình LTPS LCD
Màn hình LTPS LCD hay còn được gọi là LTPS IPS LCD hoặc LTPS TFT. Đây chính là công nghệ tấm nền màn hình – Low Temperature Poly-silicon. Công nghệ này sử dụng Silic đa tinh thể ở nhiệt độ thấp nên được xem là công nghệ chuẩn. Bên cạnh đó, mật độ các Electron di động cao hơn tạo sự chuyển động giữa tấm nền nhanh hơn.
Màn hình cũng có độ phân giải cao hơn so với tấm nền trước đó. Điều này giúp giảm mức tiêu thụ điện năng của điện thoại khi sử dụng. Ngoài ra còn giúp thiết bị có thể sở hữu được viền màn hình mỏng hơn và dải rộng hơn. Tuy nhiên vẫn đảm bảo chất lượng màn hình sắc nét nhất. Màn hình này hiện đang được rất nhiều người dùng đánh giá cao và ưu tiên lựa chọn.
Màn hình TN
Màn hình TN là tên viết tắt của Twisted Nematic. Đây là loại màn hình sử dụng cấu trúc tinh thể lỏng đầu tiên. Ngoài ra, màn hình này còn được gọi là công nghệ màn hình phẳng được ra mắt từ năm 1970.
Màn hình này hiện được bán trên thị trường với giá hợp lý nên phù hợp với những game thủ. Từ đó đáp ứng công nghệ màn hình với tần số quét và độ phản hồi cực cao.
Công nghệ màn hình TN được ra đời đã lâu và ít phức tạp nhất so với công nghệ khác. Loại màn hình này giúp các thao tác sử dụng dễ dàng hơn trên dế cưng. Không những thế, màn hình TN còn mang lại rất nhiều ưu điểm khác nhau như có tần số quét cao có thể lên đến 240 Hz, khả năng phản hồi nhanh và cũng tiết kiệm dung lượng pin hơn.
Lời kết
Màn hình điện thoại có nhiều công nghệ đem lại trải nghiệm khác nhau khi sử dụng. Mỗi loại màn hình đều sở hữu nhiều đặc điểm nổi bật riêng. Việc lựa chọn màn hình điện thoại nào cũng tùy thuộc vào nhu cầu, sở thích và điều kiện của bạn. Hãy cân nhắc từng công nghệ để lựa chọn giúp mình thích thú hơn với dế cưng mỗi ngày.